Tình huống thót tim được camera giám sát bên trong một cửa hàng sửa chữa di động tại thị xã Kamakshyanagar (bang Orissa, Ấn Độ) ghi lại, cho thấy khoảnh khắc một người đàn ông cùng con trai mang chiếc smartphone đến cửa hàng để sửa chữa.
Nhân viên kỹ thuật của cửa hàng đã tháo rời viên pin của smartphone đặt lên bàn, sau đó tiếp tục kiểm tra các bộ phận khác của chiếc điện thoại.
Cậu bé đi cùng cha của mình đã cầm viên pin lên để xem xét, sau đó nghịch ngợm sử dụng tuốc vít chọc vào viên pin. Trò nghịch dại của cậu bé khiến viên pin bất ngờ phát nổ và bốc cháy dữ dội.
Cậu bé hốt hoảng vứt viên pin đang cháy xuống bàn. Nhân viên kỹ thuật cũng lập tức gạt viên pin đang bốc cháy ra xa, trước khi ngọn lửa kịp lan sang những vật dụng dễ cháy khác.
Ngọn lửa nhanh chóng được khống chế. Vụ việc khiến cậu bé bị bỏng nhẹ ở tay.From: nhà cái casino online
Chủ nhân của chiếc smartphone cho biết thiết bị của mình gặp vấn đề về pin nên anh đã mang sản phẩm đến cửa hàng để nhờ kiểm tra lại. Khi viên pin được tháo rời khỏi máy, nó đã ở tình trạng căng phồng. Con trai của anh này đã nghịch ngợm đâm vào phần phồng lên của viên pin, dẫn đến vụ nổ.
Vì sao pin smartphone phát nổ và bốc cháy dữ dội?
Các thiết bị di động như smartphone, máy tính bảng, laptop ngày nay đều sử dụng pin công nghệ lithium-ion. Trong đó, lithium (Liti) là nguyên tố nằm thứ 3 trong bảng tuần hoàn hóa học, là một kim loại mềm có màu trắng bạc thuộc nhóm kim loại kiềm có khả năng bốc cháy khi tiếp xúc với oxy hoặc nước.
Vào năm 1991, hãng công nghệ Sony của Nhật Bản đã tìm ra phương pháp sử dụng lithium để làm pin một cách an toàn, bằng cách giữ các ion của lithium trong một hệ thống treo hoặc trong hóa chất, chứ không phải lithium tinh khiết, điều này giúp lithium trở nên an toàn hơn để sử dụng. Đó chính là loại pin lithium-ion được sử dụng rất phổ biến ngày nay.
Tuy nhiên, pin lithium-ion sẽ trở nên thiếu ổn định sau một thời gian dài sử dụng (sạc và xả pin liên tục) hoặc bị lỗi trong quá trình sản xuất. Trong đó, pin lithium-ion tốt sẽ tự động ngừng nạp điện khi đã được sạc đầy, nhưng với những pin lithium-ion bị lỗi hoặc đã quá cũ thì vẫn sẽ tiếp tục nạp điện khi cắm sạc, gây nên tình trạng quá tải.
Nhiệt độ cao sinh ra trong quá trình sử dụng hoặc cắm sạc pin cũng sẽ gây nên những bong bóng oxy bên trong pin và phản ứng mạnh với lithium của pin, điều này gây ra những vụ cháy, nổ pin.
Đó là lý do tại sao pin của smartphone thường bị cháy, nổ trong lúc đang cắm sạc.
Ngoài ra, nếu pin sử dụng lâu ngày dẫn đến xuống cấp, hoặc xảy ra sự cố trong quá trình sử dụng, như smartphone bị rơi, vỡ… có thể làm cho phần vỏ pin bị hỏng, khiến các thành phần bên trong pin bị bay hơi, tiếp xúc với không khí dẫn đến hỏa hoạn hoặc cháy nổ ngay cả khi không cắm sạc.
Như trường hợp ở đoạn clip kể trên, hành động nghịch ngợm của cậu bé đã làm hỏng lớp vỏ bọc khiến hóa chất bên trong pin tiếp xúc với không khí, gây ra vụ nổ và bốc cháy dữ dội. Sự việc may mắn không gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng chắc chắn sẽ là bài học đáng nhớ với nhiều người và cho thấy pin smartphone khi bị hư hỏng hoặc quá cũ có thể dẫn đến tai nạn nguy hiểm.
Theo Newsflare/VH