Từ bức ảnh và một cái tên… đoán bừa
Từ nhỏ, thi thoảng, Dương Thị Kim Huế (24 tuổi, quê gốc ở Bắc Kạn) được nghe mẹ kể về người chị gái lớn hơn mình 6 tuổi tên Hoài Thu. cho Thu đi làm con nuôi từ năm 2 tuổi. Vì vậy, tất cả hình dung của Huế về chị gái chỉ qua đôi lời kể của mẹ và một tấm hình chụp khi chị gái 2 tuổi.
Huế chia sẻ, mẹ cô là bà Lâm Thị Vinh. Trước đây, trong khoảng thời gian làm công nhân cầu đường ở Thái Nguyên, bà qua lại rồi quen một người đàn ông tên Trần Phong.
Hai người có tình cảm với nhau nhưng không thể trở thành đôi. Kết quả của đoạn tình cảm ngắn ngủi ấy là cô con gái tên Hoài Thu (sinh năm 1994).
Bà Vinh từng lỡ dở một lần đò và có một cậu con trai 9 tuổi. Thân một mình nuôi 2 con nhỏ khiến người phụ nữ này gặp muôn vàn khó khăn. Nhìn cảnh con cái nheo nhóc, người mẹ này dường như bất lực.
Vì vậy, khi nghe một người bạn gợi ý, có cặp vợ chồng người Pháp muốn xin con nuôi, bà đành đứt ruột chia tay đứa con gái bé bỏng những mong con có cuộc sống tốt đẹp và đủ đầy hơn.
“Trước ngày chị tôi được bố mẹ nuôi đưa về nước, mẹ đã cho họ địa chỉ và chụp cùng chị một bức ảnh kỷ niệm. Bức ảnh được mẹ nâng niu, gìn giữ suốt hàng chục năm trong album của gia đình. Nhờ thế, tôi mới biết mình còn có một người chị gái”, Kim Huế kể.
Sau khi cho con gái đi được ít lâu, bà Vinh vào Đắk Lắk sinh sống, kết hôn và sinh thêm một người con gái. Cô con gái đó là Kim Huế. Cuộc sống lao động vất vả với bao thăng trầm nhưng bà chưa khi nào nguôi ngoai nỗi nhớ con. Bà thao thức nhiều đêm, không biết con gái lớn lên ra sao, hình dáng thế nào, con thích ăn gì, học ngành gì…
Theo Kim Huế, ngày còn ở ngoài Bắc, bà Vinh nhận được một lá thư cặp vợ chồng Pháp nhận nuôi Hoài Thu gửi về. Nhưng vì không biết tiếng Pháp nên bà cũng chẳng thể viết thư hồi âm. Sau này vào Đắk Lắk sinh sống, mẹ cô vì thế cũng mất liên lạc với bố mẹ nuôi Hoài Thu.
Về phần Kim Huế, càng lớn, cô càng tò mò về người chị gái cùng mẹ khác cha và mong muốn tìm người thân. Cô lật giở lá thư gửi về từ bên Pháp nhiều năm trước, nhìn những dòng chữ loằng ngoằng, Kim Huế tìm và suy ra tên chị gái.
“Nhìn vào bức thư, tôi đoán tên mới của chị gái là Auriane Allaire. Cũng là đoán bừa thôi. Năm 2017, tôi bắt đầu dùng mạng xã hội Facebook. Tôi và chị dâu mới lên mạng gõ tìm kiếm cụm từ “Auriane Allaire”. Tình cờ, chúng tôi tìm thấy Facebook của một cô gái có rất nhiều nét châu Á”, Kim Huế nhớ lại.
Huế và chị dâu hồi hộp soạn những dòng tin nhắn gửi đến chủ nhân tài khoản Auriane Allaire. Cả hai gửi lời chào và hỏi xem cô có phải người Việt Nam và có tên Việt Nam là Hoài Thu không.
Huế không hề biết rằng, vào thời điểm cô gửi tin nhắn, ở nước Pháp xa xôi, Hoài Thu cũng đang chuẩn bị cho chuyến về Việt Nam tìm lại gia đình của mình vào tháng sau đó.
Theo Kim Huế, khi được cho sang Pháp, chị gái của cô được bố mẹ nuôi hết lòng yêu thương, chăm sóc. Càng lớn người chị càng khát khao tìm về nguồn cội.
“Tôi nhắn tin tháng 10/2017 thì theo lịch, tháng 11/2017, chị tôi về Việt Nam. Nhận được tin nhắn của tôi, chị đã hồi âm và xác nhận, tên chị đúng là Hoài Thu”, Kim Huế nói.
Đôi bên sau đó chia sẻ những thông tin, hình ảnh và họ biết chắc chắn rằng, Auriane Allaire chính là Hoài Thu, cô con gái mà bà Vinh đã cho làm con nuôi từ năm 2 tuổi. Tính đến thời điểm năm 2017, Thu đã được cho làm con nuôi 21 năm.
Cuộc trùng phùng sau 21 năm xa cách
Nhận được tin nhắn của người em gái chưa một lần gặp mặt, Hoài Thu càng có động lực để trở vềFrom: web game casino. Tháng 11/2017, Thu về nước và được bà Lâm Thị Vinh đón ở Hà Nội.
Hai mẹ con cùng với một phiên dịch viên về Bắc Kạn thăm quê, gặp gỡ người thân, họ hàng. Cô gái trẻ sau đó cũng kết nối được với bố đẻ sống ở Thái Nguyên.
“Sau chuyến đi ngoài Bắc, chị Thu mới vào Đắk Lắk và ở lại ít lâu. Lần đầu tiên gặp gỡ, chúng tôi chủ yếu giao tiếp qua phiên dịch và cảm nhận niềm vui đoàn viên qua ánh mắt.
Cảm giác của tôi khi đó rất khó tả, vừa vui, vừa hồi hộp nhưng cũng có đôi chút lạ lẫm. Tôi cũng bất ngờ không nghĩ mình có thể dễ dàng kết nối với chị gái qua một đôi dòng tin nhắn”, Kim Huế nói.
Cuộc trùng phùng sau 21 năm xa cách với con gái khiến bà Vinh bớt day dứt trong lòng. Bà càng thêm vui và yên lòng khi biết rằng, con gái có cuộc sống tốt tại Pháp, được theo đuổi đam mê nghệ thuật của mình.
Kim Huế cho biết, chị cô không hề trách mẹ khi đã cho đi làm con nuôi. Bố mẹ nuôi luôn cho chị xem ảnh mẹ đẻ nên chị vẫn tưởng tượng ra hình ảnh người mẹ Việt Nam và luôn nghĩ có ngày sẽ trở về.
Kể từ sau chuyến trở về ấy, Hoài Thu đã dành thời gian học tiếng Việt, tìm hiểu về văn hóa Việt Nam. Tết Nguyên đán năm 2024, Thu lần thứ hai trở về Việt Nam gặp gỡ bố, mẹ và các anh chị em.
Vì chị gái đã học tiếng Việt được 3 năm nên chị em Huế có cơ hội trò chuyện nhiều hơn. Lần này, Huế cảm thấy chị gái gần gũi hơn khi hòa nhập cùng đời sống gia đình, cùng ăn những món ăn truyền thống Việt Nam. Sợi dây kết nối gia đình Huế vì thế càng thêm bền chặt.